Kết quả tìm kiếm cho "Nuôi ốc bươu đen"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 52
Năm 2024, hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Trong đó, nổi bật là việc triển khai đa dạng mô hình hỗ trợ, tăng cường ứng dụng công nghệ số vào hoạt động chuyên môn.
Những năm qua, nông dân ở TP. Long Xuyên mạnh dạn chuyển đổi sản xuất trên cơ sở áp dụng khoa học - kỹ thuật, nắm bắt nhu cầu thị trường… Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bưởi da xanh ruột hồng hữu cơ kết hợp nuôi ốc bươu đen của nông dân Nguyễn Minh Trăng, ở khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
Khi con nước về, hình ảnh những phụ nữ ở vùng biên giới An Phú tham gia hoạt động buôn bán, chế biến sản vật mùa nước nổi... trở nên quen thuộc với du khách gần xa, tô đẹp thêm bức tranh sống động của miền sông nước miền Tây. Họ không chỉ gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình bằng công việc nội trợ, mà còn đang âm thầm tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương...
Mấy ngày nay, cánh đồng ven biên đã ngập sâu, ngư dân chộn rộn khai thác nguồn lợi thủy sản. Con ốc đồng được bà con thu hoạch, buôn bán rôm rả ở đầu nguồn.
Thực hiện chương trình phối hợp, Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hỗ trợ huyện An Phú xây dựng một số mô hình nông nghiệp, nghiên cứu chế biến đa dạng hóa nông sản, chuyển giao quy trình công nghệ chế biến, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ sản phẩm nông nghiệp…
Phát huy thế mạnh địa phương, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) chú trọng sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất và liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm, hướng đến nền nông nghiệp bền vững.
Cậu sinh viên Võ Hoài Tâm rơi vào tình cảnh khó khăn khi ngôi nhà duy nhất của 2 bà cháu bị sụp đổ; còn người phụ nữ trẻ Nguyễn Thanh Tuyền phát hiện căn bệnh ung thư vú nhưng không đủ tiền điều trị…
Với ưu điểm dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, không đòi hỏi nhiều diện tích mặt nước, mô hình nuôi ốc bươu đen được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai, nhân rộng. Bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, giúp nông dân cải thiện cuộc sống.
Quê tôi trước đây làm lúa 2 vụ, đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân được gieo sạ khi mùa nước nổi vừa kết thúc, nghĩa là khoảng tháng 11 (âm lịch). Sau hơn 3 tháng, người ta bắt đầu thu hoạch lúa. Do vừa được tắm táp phù sa suốt mùa nước nổi, nên vụ đông xuân lúa thường trúng mùa, mà thu hoạch cũng khỏe, vì ngay thời điểm sau Tết, tiết trời nắng ráo.
Với mục tiêu chủ động cung cấp con giống cho người nuôi ốc trên địa bàn, thử nghiệm sinh sản nhân tạo và hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sinh sản nhân tạo ốc phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú đã xây dựng và triển khai mô hình “Sản xuất giống ốc bươu đồng”, góp phần tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế cho nông dân.